Sự hình thành của cầu Nhật Tân tạo thêm một diện mạo mới cho thủ đô Hà Nội. Đây là 1 trong 7 cây cầu huyết mạch của Thủ Đô (sau cầu Thăng Long, cầu Long Biên, cầu Chương Dương, cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, cầu Đông Trù). Cây cầu này có ý nghĩa lớn về giao thông, giao thương, kinh tế xã hội và du lịch. Đặc biệt, 5 trụ cầu tượng trưng cho 5 cánh hoa anh đào Nhật Bản, biểu hiện của tình hữu nghị Việt – Nhật

Những nét đặc biệt của cầu Nhật Tân

Cầu Nhật Tân nổi bật về kết cấu lẫn vẻ đẹp lung linh của nó khi về đêm

Về kết cấu

Cầu Nhật Tân được khởi công vào đầu năm 2009 và hoàn thành vào đầu năm 2016. Cầu dài 3,9 km bắc qua sông Hồng đoạn Hà Nội, nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh. Các nhịp cầu có kết cấu dạng cầu dây văng với 5 trụ nhịp hình thoi và 6 nhịp dây văng. 

Theo dự án, kết cấu của cầu kiểu dây văng liên tục bê tông cốt thép dự ứng lực. Phương án thi công đúng hẫng cân bằng. Sau khi hoàn thành, cầu Nhật Tân đồng bộ với đường Nhật Tân – Nội Bài tạo nên một tuyến cao tốc nội đô hiện đại. 

Nhật Tân là 1 trong 7 cây cầu huyết mạch của Thủ Đô

Nhật Tân là 1 trong 7 cây cầu huyết mạch của Thủ Đô Hà Nội

Đây là một trong những công trình giao thông trọng điểm của thủ đô Hà Nội, có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, chính trị, xã hội và du lịch. Nó giúp rút ngắn khoảng cách từ sân bay Quốc tế vào thủ đô Hà Nội. 

Các kiến trúc sư đã áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến lần đầu được áp dụng ở Việt Nam để xây dựng nên cây cầu này. Có thể kể đến như công nghệ hộp neo bằng thép trên trụ tháp, hệ thống quan trắc theo dõi bằng nhiều thiết bị hiện đại như đo ứng suất cốt thép, đo lực căng cáp văng, dầm thép.

Mặt cầu có chiều rộng là 43,2 m với 8 làn xe cho cả hai chiều. Trong đó có 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe máy và 2 làn xe buýt, có đường nhỏ để dành cho người đi bộ. Cầu dài 3,9 km có đường dẫn là 5,27km với phần chính của cầu qua sông dài 2,5 km.

Kết cấu của cầu kiểu dây văng

Kết cấu dây văng của cầu

Vẻ đẹp của cầu Nhật Tân khi về đêm

Không chỉ có kết cấu vững chắc và hiện đại, cầu Nhật Tân còn tăng thêm sức hấp dẫn lôi cuốn cho Hà Nội với hệ thống chiếu sáng được lắp đặt rất đẹp mắt. Về đêm, cây cầu được khoác một bộ áo rực rỡ nhiều màu sắc. Ánh sáng cũng thay đổi nhịp nhàng làm sáng rực cả một khúc sông. 

Hơn nữa, vào các dịp lễ lớn như Quốc Khánh 2/9, Giải Phóng Thủ Đô, Tết Dương Lịch, Tết Nguyên Đán… bạn sẽ có dịp thưởng thức một “bữa tiệc” ánh sáng hoành tráng. Lúc này, hệ thống 1280 chiếc đèn led được chiếu sáng mỹ thuật để trang trí cho toàn bộ các trụ, thành cầu và dây văng trên cầu.

Cầu Nhật Tân cũng là địa điểm mà các bạn trẻ ở Hà Nội thường lui đến để hóng gió và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó khi về đêm. Đứng trên cầu lộng mát, bạn sẽ nghe được tiếng gió ríu rít, tiếng sóng vỗ chân cầu và thỉnh thoảng nghe tiếng phà từ xa xa chạy lại. 

Vì thế, nếu có dịp đến Hà Nội để du lịch hay công tác, bạn đừng quên ghé ngang đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp ấy nhé!

 Vẻ đẹp của cầu Nhật Tân khi về đêm

Vẻ đẹp của cầu Nhật Tân khi về đêm

Đến cầu Nhật Tân như thế nào?

Bạn có 2 cách để lên cầu Nhật Tân:

  • Cách 1: Nếu bạn đi theo hướng đường Yên Phụ, Âu Cơ, An Dương Vương thì khi đến nút giao với tuyến nhánh 1C thì bạn di chuyển lên cầu.
  • Cách 2: Nếu bạn đi theo hướng đường Hoàng Quốc Việt, Lạc Long Quân thì khi đến nút giao vành đai 2 với Xuân La thì bạn di chuyển lên cầu. 

Lưu ý: Lượng xe lưu thông trên cầu rất đông. Vì thế, nếu bạn đi xe đạp, xe thồ, xe đạp điện thì chỉ được phép đi trên câu từ 22h00 đến 5h00 sáng hôm sau. Tất cả phương tiện phải đi đúng hướng, đúng làn đường để đảm bảo việc lưu thông được an toàn. Đặc biệt, xe kéo, xe súc vật, người đi bộ không được phép đi lên cầu.

Có 2 cách để bạn lên cầu Nhật Tân

Có 2 cách để bạn lên cầu Nhật Tân

Các địa điểm du lịch ở chân cầu Nhật Tân

Ngoài việc đến và chiêm ngưỡng quy mô và vẻ đẹp của cầu Nhật Tân thì bạn cũng có thể đến 2 địa điểm gần cầu để du lịch, tham quan. 

Bãi bồi để cắm trại

Bãi bồi nằm ở giữa sông Hồng và dưới chân cầu Nhật Tân. Nơi đây còn hoang sơ, thơ mộng và rất yên tĩnh. Nhiều người thường đến đây vào buổi chiều, nhất là vào 2 ngày cuối tuần để trải lều cắm trại. Vừa thả mình vào thiên nhiên, vừa ngắm nhìn cây cầu Nhật Tân nhộn nhịp ban ngày, lấp lánh ban đêm và lắng tai nghe tiếng bìm bịp, ếch nhái kêu. 

Vào mùa đông thì cây cối nơi đây mọc nhiều, tạo nên những bức tường toàn lau sậy nở bừng trắng xóa và phất phơ trong gió. Cắm trại tại đây, bạn nhớ mang theo ô hoặc mũ để phòng mưa nắng. Bạn cũng nhớ bôi thuốc chống muỗi khi đến bãi bồi hay thung lũng hoa nhé!

Bãi bồi dưới chân cầu là địa điểm cắm trại còn hoang sơ, yên tĩnh

Bãi bồi dưới chân cầu là địa điểm cắm trại còn hoang sơ, yên tĩnh

Thung lũng hoa Hồ Tây

Thung lũng này nằm ở phường Nhật Tân, sát bên phường Phú Thượng có cầu Nhật Tân. Đây được mệnh danh là thiên đường của cỏ cây hoa lá dành cho những ai yêu thích thiên nhiên. Đến đây, bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng muôn hoa khoe sắc, nhất là vào mùa xuân. Bạn cũng có thể thực hiện bộ concept với 1001 kiểu sống ảo mà không sợ đụng hàng. Điều này cho thấy, đây là một khu vườn rộng rãi và đặc sắc. Thung lũng hoa Hồ Tây còn có khu vui chơi dành riêng cho trẻ em và có khu ẩm thực với nhiều món ăn hấp dẫn. 

Vẻ đẹp của thung lũng hoa Hồ Tây

Vẻ đẹp của thung lũng hoa Hồ Tây

Cầu Nhật Tân thật sự là một niềm tự hào của người dân thủ đô Hà Nội và là một điểm dừng chân không thể bỏ qua khi bạn có dịp đến Hà Nội. Gà Vàng trip hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ hiểu thêm nhiều về cây cầu này và có được những trải nghiệm đáng nhớ khi đến đây.

Để lại một bình luận

Theo Dõi Tôi

Liên hệ booking gavangtrip.vn
Gợi ý 5 Địa điểm team building cắm trại hồ trị an cho 20 người cực vui

Yêu thích du lịch, trải nghiệm và chia sẻ những điều tuyệt vời cùng mọi người. Hãy cùng đội Gà trải nghiệm nhé!

LIÊN KẾT

@2022 All Right Reserved. Được xây dựng và phát triển bởi Gavangtrip.com